Mấy lời tâm sự mở đầu trang blog này


Âu cũng là một cái duyên mà mấy năm nay, tôi đã “lặn lội” trong lĩnh vực quan hệ lao động, mà lại là quan hệ lao động ở Việt Nam, nơi mà quan hệ lao động thường gắn với hình ảnh của các cuộc đình công tự phát.

Lúc mới bắt đầu công việc này, nghĩ mình cũng đã biết được một cái gì đó về quan hệ lao động rồi. Ồ, dễ ẹc, chỉ là cái quan hệ giữa những người lao động và người chủ sử dụng thôi. Có vấn đề gì thì hai bên thương lượng (hay gọi là mặc cả cũng được, tiếng Anh người ta vẫn gọi là bargain mà). Lúc đầu thì cũng “hăng máu” lắm, viết bài nọ bài kia, phát biểu chỗ nọ chỗ kia, đề xuất ý tưởng nọ ý tưởng kia,..tưởng chừng như mọi thứ chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ”.

Nhưng…

Càng làm càng cảm thấy kiến thức mình còn nông cạn lắm. Những thứ mình nghĩ ngày xưa chỉ là những thứ mang tính chất nguyên lý dựa trên những giả định hết sức lý tưởng – lý tưởng về điều kiện kinh tế – xã hội, lý tưởng về con người và hành vi ứng xử của con người, lý tưởng về sự chuyên nghiệp của các thiết chế, lý tưởng về sự chặt chẽ của pháp luật và lý tưởng về năng lực của bộ máy quản lý. Nhưng, đất nước và con người Việt Nam còn xa lắm mới đạt được cái mức lý tưởng này. Cái quan hệ lao động đang diễn ra ở Việt Nam là quan hệ lao động đang diễn ra ở một môi trường không lý tưởng và bởi vậy toàn bộ cách hành xử đối với mối quan hệ này cũng không được phép dựa trên những giả định quá lý tưởng như mình nghĩ.

Với cách nhìn nhận như vậy, tôi tạo ra blog này để viết ra những suy nghĩ, nhận thức ít ỏi của mình về quan hệ lao động ở Việt Nam để mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ với một tấm lòng thành vì mục đích đóng góp cho sự phát triển quan hệ lao động của đất nước chúng mình.

Chỉ biết tự răn mình  là hãy cố gắng làm Một Giọt Nước Tinh Khiết để góp vào Dòng Đời An Lạc.

Mong gặp được thật nhiều các bạn cùng chung chí hướng, cùng chung mối quan tâm, cùng chung một tấm lòng.

Nguyễn Mạnh Cường

8 Responses to Mấy lời tâm sự mở đầu trang blog này

  1. Ẩn danh nói:

    Em chào thầy, chúc thầy sức khỏe và công tác tốt. Hiện tại em đang học tại lớp cao học khóa đầu của trường Đại học Lao động – xã hội. Qua một số buổi thầy giảng và trang blog mà thầy giới thiệu em đã có cơ hội hiểu thêm về môn Quan hệ lao động. Cảm ơn thầy đã giúp bọn em có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về môn QHLĐ.

  2. Nguyễn Thị Yến - Khoa Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Thương Mại nói:

    Em chào thầy ạ ! Em là Yến, học trò của cô giáo Nguyễn Thị Minh Nhàn – Giảng viên khoa
    Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Thương Mại. Hôm trước chúng em thật
    may mắn khi được thầy lên lớp giảng bài về cơ chế ba bên trong quan hệ lao
    động. Qua buổi học thực tế đó, chúng em đã hiểu thêm được rất nhiều điều về
    quan hệ lao động, đặc biệt là cơ chế ba bên.
    Chúng em chân thành cảm ơn thầy, chúc thầy mãi thành công, mãi là Một Giọt Nước Tinh Khiết để góp vào Dòng Đời An Lạc !

  3. Em chào Thầy 🙂
    Mong sẽ đọc được nhiều bài viết hay & thực tế của Thầy ^^
    Em rất thích bài giảng hôm nay ạ 😉

  4. đậu phụ nói:

    Có lẽ thật khó cho bác khi nhu cầu của chúng em phần nhiều mong muốn có nhiều chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt những gì chúng ta đã làm và đang làm ở nơi này nơi kia… như thế nào… (Phần nhiều nhà giáo như tụi em vẫn chỉ có lý thuyết thôi; vừa “nhấc đít” khỏi ghế sv, đã “chồm hổm” trên ghế GV rùi, thực tiễn lấy đâu ra???) Dĩ nhiên em hiểu là vấn đề tế nhị, khó nói, vì nó sẽ đụng chạm đến những “vết thương” của “ai đó”; mà làm tổn thương người khác lại là điều kiêng kỵ trong giao tiếp… đặc biệt ở xã hội VN ta. Em biết bác có nhiều chuyện hay, từ chuyện vỉa hè…(xin lỗi bác, cơ quan nào chẳng thế) cho đến chuyện “thâm cung bí sử”… nhưng chưa tiện dịp giãi bày cho anh chị em… Có thể một thời điểm nào đó ngẫu hứng… bác sẽ kể những câu chuyện cổ tích cho chư vị cùng nghe, tỉ dụ như: “Ngày xửa ngày xưa, ở tỉnh nọ, có vị quan kia muốn mang lại điều đẹp cho dân lao động, thế là ông quyết định đề ra mức lương tối thiểu như thế ấy, để bắt những thằng thuê mướn người lao động phải tuân theo… thế rồi, một ngày kia…” He he, em thấy lối hành văn của bác Cường rất hợp với phong cách nỳ! Em cũng có vài chuyện hay, khi nào có mục “Câu chuyện thực tế” em sẽ post cho cả nhà cùng “nghía”…

    (“đậu phụ” làm món ăn chính của nhiều gia đình hiện nay-đặc biệt cô dì chú bác anh chị em công chức, viên chức; vậy mà sao không được gọi là “đậu chính” nhỉ ???)

  5. Võ Thị Minh Hiếu nói:

    Anh Cường khiêm tốn quá!
    Việt Nam giờ các lãnh đạo ai nấy đều bận lo “việc lớn” nên hiếm ai dành chút thời gian nhin vào quan hệ lao động hiện nay đầy lòng trắc ẩn như anh dành cho người lao động. Diễn đàn này rất hay và ý nghĩa. Ít nhất cũng có chỗ để anh em cùng trao đổi.
    Chúc anh luôn tràn đầy nhiệt huyết để có nhiều bài viết hay.

  6. Cám ơn bạn đã góp ý về việc thêm chuyên mục “câu chuyện thực tế” hoặc “cửa sổ khoa học”. Thực ra trong kế hoạch đã có rồi, chuẩn bị ra mắt. Vì không muốn “loãng” nội dung nên các chuyên mục sẽ ra lần lượt để mọi người tiện theo dõi. Hẹn ban và các bạn đón đọc các chuyên mục mới trong một ngày không xã

  7. Ẩn danh nói:

    Đại ca khiêm tốn quá hihi. Em thấy làm blog như vậy rất hay, chỉ sợ làm mất thời gian của bác thui. Em đề nghị bác cân nhắc mở thêm chuyên mục “câu chuyện thực tế” hoặc “cửa sổ khoa hoc” gì đó để chia sẻ các kết quả nghiên cứu hoặc các case study (dưới dạng vắn tắt) cho chư vị cùng thưởng lãm và bút đàm. Thanks bác nhiều!

  8. đậu phụ nói:

    Đứng ở mọi góc độ, em đều hoan nghênh ý tiưởng này của bác Cường (xin phép từ này cứ gọi vậy cho thân mật, dễ trao đổi). Người đi trước bao giờ cũng gặp nhiều sóng gió, cát bụi, nhưng chỉ sợ nhất là “gió độc” thôi. Chúc bác “mỗi ngày 1 ý tưởng” làm giàu thêm kho tàng kiến thức của bản thân và của mọi người (của nhân loại nữa chứ), và đặc biệt có “hệ miễn dịch” tốt để “đề kháng” “gió độc”…

Bình luận về bài viết này